Cách chữa, điều trị gà chọi bệnh tụ huyết trùng hiệu quả

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một căn bệnh tương đối thường gặp đối với những người nuôi gà chọi. Bệnh này do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra có thể gây những biến chứng nghiêm trọng ở gà nếu không có phương án điều trị kịp thời. Mời bạn cùng cf68 tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi.

Hình ảnh một chú gà bị bệnh tụ huyết trùng
Hình ảnh một chú gà bị bệnh tụ huyết trùng

Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi

Lý do khiến gà chọi bị mắc bệnh tụ huyết trùng là do vi khuẩn Pasteurella multocida tạo nên. Thời điểm chiến kê dễ mắc tụ huyết trùng nhất là khi giao mùa, vốn sức đề kháng của gà đã kém vào lúc này. Gà ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị tụ huyết trùng, dù mới sinh hay đã trưởng thành.

Mức độ nguy hiểm của bệnh tụ huyết trùng là rất cao, nhẹ có thể khiến gà chán ăn sụt cân, nhanh có thể chết sớm tới mức người nuôi gà không kịp trở tay.

Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi

Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi có thể biểu hiện 3 cấp: Thể cực cấp tính, thể cấp tính và thể mạn tính.

Thể cực cấp tính

Khi gà chọi mắc tụ huyết trùng ở thể này, thường người nuôi sẽ khó mà có thể ứng phó kịp khi chỉ trong vòng 1 – 2 tiếng kể từ khi có biểu hiện, gà đã chết ngay. Triệu chứng ở thể cực cấp tính là da tím bầm, mũi miệng chảy nước nhớn có chứa máu.

Thể cấp tính

Ở thể này, gà chọi bị tụ huyết trùng có những biểu hiện như:

  • Gà chọi bị sốt cao từ 42 đến 43 độ.
  • Gà bỏ ăn, ủ rũ, lông xù và đi lại khó khăn.
  • Gà bị chảy một loại nước nhớt lẫn máu, có bọt. Phân gà ra lỏng, màu đen như socola.
  • Gà chọi khó thở, mào yếm có dấu hiệu tím bầm.

Thường, kết cục của gà nếu không chữa trị là chết ngạt do khó thở.

Dấu hiệu gà chọi bị tụ huyết trùng
Dấu hiệu gà chọi bị tụ huyết trùng

Thể mạn tính

Các thể cấp tính của bệnh có diễn biến nhanh, nhưng không nguy hiểm bằng thể mạn tính với thời gian bệnh kéo dài, khó lường:

  • Trong giai đoạn đầu, gà bị đau ở vùng yếm. Những nơi bị hoại tử dần cứng lại, lan rộng trên khắp cơ thể chiến kê. Thông thường, những vùng này tồn tại trong suốt quãng đời của gà.
  • Nguy hiểm hơn, bệnh tụ huyết trùng có thể ảnh hưởng tới lục phủ ngũ tạng của gà.
  • Chất thải mà gà chọi thải ra ngoài khi bị bệnh có màu vàng như lòng đỏ trứng.
  • Nếu bệnh lan lên vùng màng não có thể khiến gà mắc các vấn đề về thần kinh.

Cách chữa gà chọi bị bệnh tụ huyết trùng hiệu quả

Ngay lập tức, khi phát hiện gà chọi có những dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng, người nuôi cần vệ sinh các vết thương của gà bằng thuốc Ioguard 300 hoặc Bestaquam, liều lượng là 2 – 4ml trộn trong 1 lít nước.

Tiếp theo, bạn cần phun thuốc Ultraxide cho toàn bộ chuồng trại nhằm loại bỏ các yếu tố vi khuẩn gây bệnh. Liều lượng là 4 – 6ml cho 1 lít nước.

Sau đó, bạn cân nhắc sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh tụ huyết trùng, cụ thể các loại thuốc như sau (Lưu ý: Bạn có thể chọn sử dụng 1 trong 3 loại thuốc này để điều trị tụ huyết trùng ở gà):

  • Thuốc Moxcolis, liều lượng 1g cho 2 lít nước, tương đương 1g cho 10kg cân nặng gà, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
  • Thuốc Nexymix, liều lượng 1g cho 3 lít nước, tương đương 1g cho 15kg cân nặng gà, dùng trong từ 3 đến 5 ngày.
  • Thuốc Sultrimix Plus, liều lượng 1g cho 2 lít nước, tương đương 1g cho 5kg trọng lượng gà, dùng trong 3 – 5 ngày.

Cuối cùng, bạn bổ sung vitamin, chất điện giải, men lợi tiêu hóa cho gà để chúng sớm hồi phục sức khỏe. Loại thuốc cần dùng là Amilyte hoặc Vitrolyte, liều lượng 1 đến 2g cho 1 lít nước. Ngoài ra, người nuôi gà cần lưu ý bổ sung thêm Vitamin K để phòng trường hợp gà chọi bị xuất huyết trong quá trình điều trị.

Người nuôi gà chọi sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho gà bị tụ huyết trùng
Người nuôi gà chọi sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho gà bị tụ huyết trùng

Tựu trung, gà chọi bị tụ huyết trùng thường có dấu hiệu là ủ rũ, biếng ăn, mào yếm bị bầm tím do tụ máu. Trường hợp nặng, gà chọi có thể bị hoại tử di căn vào lục phủ ngũ tạng. Để chữa bệnh, người chăn nuôi cần phải dùng thuốc kháng sinh và bồ bổi bằng các loại vitamin, chất điện giải… Để ngừa bệnh tụ huyết trùng, người nuôi thường xuyên vệ sinh chuống trại bằng Ultraxide. Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về bệnh tụ huyết trùng nhằm có phương hướng xử lý khi gà bị bệnh. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết cùng CF68.GAMES.

CF68.GAMESCHUYÊN TRANG TẢI APP GAME THƯƠNG HIỆU CF68 CHÍNH THỨC, UY TÍN NHẤT

KHUYẾN MÃI HẤP DẪN – TỶ LỆ CƯỢC CAO – DỄ CHƠI, DỄ TRÚNG THƯỞNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *