Bảng ngọc, phù hiệu, trang bị Ryoma Liên Quân mùa 24 | CF68

Ryoma là một vị tướng đấu sĩ được nhiều người chơi pick trong các ván đấu Liên Quân. Điểm mạnh của tướng này chính nằm ở khả năng di chuyển linh hoạt, gây choáng đối thủ và lượng máu sát thương khá. Ryoma phù hợp với người chơi thích lối chơi du kích, cấu máu không chỉ ở đối tượng chính mà còn các tướng xung quanh. Tìm hiểu cách lên đồ và phương pháp chơi Ryoma hiệu quả trong Liên Quân ở bài viết sau của CF68.

Tạo hình mạnh mẽ của tướng Ryoma
Tạo hình mạnh mẽ của tướng Ryoma

Điểm mạnh và điểm yếu của Ryoma

Cùng khám phá điểm mạnh và yếu của Ryoma để xác định lối chơi đúng đắn trong ván game Liên Quân bạn nhé:

Điểm mạnh của Ryoma

Điểm mạnh nhất của Ryoma chính là khả năng câu rỉa của Ryoma. Gần như tất cả các chiêu thức của Ryoma đều có khả năng khiến nạn nhân “bên rìa” chịu tổn thất máu. Chính vì vậy, Ryoma phù hợp để người chơi làm quấy rối đội hình địch. Chiêu cuối của Ryoma: Loạn tràm có thể giúp tướng này hồi máu sau mỗi lần chưởng trúng đích. Càng đông tướng trúng “đạn”, lượng máu Ryoma được hồi càng nhiều.

Điểm yếu của Ryoma

Giống như những tướng Đấu sĩ khác, Ryoma không có bình máu dồi dào. Nếu người chơi chưa triển được chiêu cuối Loạn tràm thì hoàn toàn có thể bị cho lên bảng điểm nếu bị dồn sát thương từ địch. Ngoài ra, phạm vi skill của Ryoma tương đối hẹp. Sự khó trúng trong các chiêu thức của tướng này khiến người chơi gặp nhiều khó khăn trong các cuộc giao tranh.

Một số thông tin cơ bản về Ryoma
Một số thông tin cơ bản về Ryoma

Trang bị, bảng ngọc, phù hiệu, phép bổ trợ cho Ryoma

Nhằm tăng cường khả năng phòng ngự, nâng cao lượng sát thương vật lý, người chơi nên trang bị cho Ryoma những vật phẩm và phép bổ trợ sau:

Trang bị cho Ryoma

Những vật phẩm người chơi cần phải trang bị cho Ryoma trước và trong khi diễn ra ván đấu Liên Quân bao gồm: Thương xuyên phá, Giày kiên cường, Đao truy hồn, Phức hợp kiếm, Nhanh Fenrir Giáp hộ mệnh. Nhóm các đồ trang bị này sẽ giúp Ryoma có được sự cân bằng cả về khả năng tấn công lẫn phòng ngự.

Bảng ngọc cho Ryoma

Tùy vào mục đích sử dụng, người chơi có thể sắp xếp bảng ngọc cho Ryoma theo các cách như sau:

Trường hợp 1: Ryoma xuyên giáp

Loại ngọc Cách xếp ngọc
Đỏ Công vật lý +2, Xuyên giáp +3.6
Tím Công vật lý +1.6, Tốc chạy +1
Xanh Công vật lý +0.9, Xuyên giáp +6.4

 Trường hợp 2: Ryoma đấu sĩ

Loại ngọc Cách xếp ngọc
Đỏ Tốc đánh +1; Máu tối đa +33.7; Giáp +2.3
Tím Tỷ lệ chí mạng +0.5; Máu tối đa +60
Xanh Công vật lý +0.9, Xuyên giáp +6.4

Phù hiệu cho Ryoma

Giống như các tướng Đấu sĩ khác, Ryoma cần các bộ phù hiệu có khả năng giảm thời gian hồi chiêu, nâng cao khả năng hồi máu và phòng thủ, nhìn chung là tăng ưu thế trong việc giao tranh ở thế tấn công cửa trên:

Loại Phù hiệu
Phù hiệu chính Vực hỗn mang: Ma hỏa, Cường công, Ma tính
Phù hiệu phụ Thành khởi nguyên: Siêu hồi máu, Thợ săn

Phép bổ trợ cho Ryoma

Về cơ bản, người chơi có thể trang bị thêm cho Ryoma phép bổ trợ Bộc phá với khả năng nâng cao dame vật lý, cùng với đó là Tốc biến nhằm tạo sự đột biến trong giao tranh, nhanh chóng tiêu diệt địch.

Tướng Ryoma mạnh về câu rỉa, nhưng lượng máu thì hơi thấp
Tướng Ryoma mạnh về câu rỉa, nhưng lượng máu thì hơi thấp

Cách chơi Ryoma và lưu ý khi chơi

Mời bạn cùng tìm hiểu cách chơi Ryoma trong từng giai đoạn game để nâng cao hiệu quả trận đấu, tạo cho mình ưu thế lớn khi giao tranh, đồng thời, giúp team giành chiến thắng trong cả ván Liên Quân:

Giai đoạn đầu của game

Ryoma có khả năng làm chậm và câu rỉa đối thủ ngay chỉ với Nội tại. Chính vì thế, giai đoạn đầu của game, bạn có thể thực hiện farm lính và quấy rối đối phương bằng những chiêu thức khó nhằn của mình.

Giai đoạn giữa của game

Tiến vào giai đoạn giữa của game, Ryoma có thể hỗ trợ đồng đội tham gia gank để tạo ưu thế cho đội nhà trong ván đấu. Thế mạnh câu rỉa địch của Ryoma có thể giúp đội nhà làm náo loạn đội hình địch, khiến họ khó đứng co cụm mà tận dụng lợi thế sức mạnh đám đông.

Giai đoạn cuối của game

Cuối game là thời điểm người chơi cần chọn mục tiêu cho mình. Trong trường hợp của Ryoma, các tướng có lượng máu thấp như Pháp sư hay Xạ thủ là phù hợp. Các combo skill của Ryoma sẽ thực sự hữu ích cho đội nhà để nhanh chóng chiếm Trụ và ăn Rồng.

Lưu ý, mẹo khi chơi Ryoma

Một số lưu ý mà người chơi nắm Ryoma cần ghi nhớ trong quá trình chơi game:

  • Người chơi lưu ý sử dụng các chiêu đánh thường kèm hiệu ứng làm chậm, đồng thời canh thời gian hồi nội tại để tạo ưu thế cho mình trong quá trình đi đường với đối thủ.
  • Người chơi Ryoma cần tận dụng chiêu cuối để có thể đánh trúng càng nhiều đối phương càng tốt. Khả năng hồi máu sẽ giúp Ryoma trâu hơn ở giai đoạn cuối game.
  • Người chơi nên đánh trúng 1 lính để có thể lướt 2 lần khi giao tranh. Lợi thế này sẽ giúp Ryoma tạo sự đột biến và khiến tướng địch bất ngờ. Thậm chí, khi thất thế, Ryoma hoàn toàn có thể dùng mẹo này để rút lui nhanh chóng.

Cách khắc chế Ryoma

Về tướng, người chơi lựa chọn các tướng có khả năng đồn sát thương tốt như Aleister, Keera hay Kriknak. Về chiến lược, người chơi nên sử dụng các vật phẩm như Sách truy hồn hay Đao truy hồn khi giáp mặt Ryoma nhằm giảm khả năng hồi máu ở chiêu cuối của tướng này. Trong khi chơi, người chơi nên thực hiện các đòn né và phản công hiệu quả để tránh các skill mang tính định hướng của Ryoma.

Tổng kết lại, Ryoma là một tướng đấu sĩ có khả năng cấu rỉa vô cùng tốt. Đồng thời, skill cuối của Ryoma có thể giúp tướng này hồi máu khi chiêu trúng càng nhiều quân địch càng tốt. Tuy nhiên, lượng máu thấp cộng với việc khó khăn trong khi khai triển skill khiến tướng này chỉ nên đi cùng với đồng đội máu “trâu” và khả năng khai triển chưởng hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết thú vị này cùng CF68.GAMES.

CF68.GAMESCHUYÊN TRANG TẢI APP GAME THƯƠNG HIỆU CF68 CHÍNH THỨC, UY TÍN NHẤT

KHUYẾN MÃI HẤP DẪN – TỶ LỆ CƯỢC CAO – DỄ CHƠI, DỄ TRÚNG THƯỞNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *